25/03/2022
760
1. Giám sát rác thải biển tại bờ biển là gì?
Rác thải là một vấn đề ô nhiễm phổ biến ở các đại dương và đường thủy.
Chất thải rắn thường xâm nhập vào đại dương từ các nguồn trên biển và trên đất liền. Ước tính 80% rác thải nhựa đổ ra đại dương có nguồn gốc từ đất liền và giả định 20% còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động hàng hải như đánh bắt hải sản, giải trí, du lịch trên biển và vận chuyển.
Hoạt động giám sát rác thải biển là sáng kiến khoa học công dân nhằm khảo sát và ghi lại số lượng và các loại rác thải trong các môi trường bằng việc thu hút các đối tác và tình nguyện viên tại các địa phương trên toàn thế giới.
Bờ biển, với đặc điểm tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, thường là nơi có số lượng rác thải lớn, do đó trở thành địa điểm khảo sát dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí so với các môi trường mặt nước hay đáy biển.
2. Hướng dẫn thực hiện phương pháp NOAA về giám sát rác thải tại bờ biển (phiên bản 2021)
Hình 1: Các bước thực hiện phương pháp khảo sát NOAA tại bờ biển (Nguồn: NOAA 2021)
Việc thực hiện phương pháp NOAA về giám sát rác thải tại bờ biển gồm 06 bước cơ bản sau:
BƯỚC 1: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Số lượng các địa điểm khảo sát tại mỗi khu vực lựa chọn phụ thuộc vào số lượng, kích thước bãi cát phân bố trong khu vực.
Tại một điểm khảo sát, lựa chọn bãi cát có chiều dài 100m, với các tiêu chí sau:
- Dễ tiếp cận, không bị chia cắt tùy theo các mùa trong năm
- Không có đê, kè chắn sóng hoặc cầu cảng
- Có chiều dài bãi ít nhất 100m song song với mặt nước biển
- Được đánh dấu bằng một mốc cố định ở điểm đầu hoặc điểm cuối để xác định và quay lại vị trí chính xác trong tương lai
Hình 2: Ví dụ về lựa chọn ngẫu nhiên 04 điểm trên 100m nghiên cứu (Nguồn: NOAA 2021)
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MẶT CẮT/ Ô MẪU CHO KHẢO SÁT
- Phác thảo vị trí đường bờ biển 100m khảo sát và chia 100m thành 20 phần đều nhau, mỗi phần có chiều rộng 5m và vuông góc với bờ, đánh số thứ tự từ 1 đến 20 theo chiều dài của bãi cát.
- Lựa chọn ngẫu nhiên 04 số bất kỳ nhằm loại bỏ yếu tố chủ quan, thiên vị từ việc kiểm tra tổng quan.
- Định hướng địa điểm khảo sát bằng cách sử dụng mốc cố định hoặc tọa độ GPS của điểm bắt đầu. Từ điểm bắt đầu này, sử dụng bánh xe đo, thước hoặc ứng dụng điện thoại đo để tìm và đánh dấu điểm bắt đầu của bốn mặt cắt. Chúng có thể được đánh dấu bằng cờ hoặc cọc tiêu.
BƯỚC 3: GHI CHÉP LẠI THÔNG TIN CỦA ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT VÀO PHIẾU KHẢO SÁT
BƯỚC 4: THU GOM VÀ GHI CHÉP DỮ LIỆU
- Đi bộ từ đường cắt ngang từ mép nước đến đường bờ biển (nơi có thảm thực vật gần nhất), thu thập các mảnh rác có kích thước trên 2,5cm có trong bảng danh mục rác gồm nhựa, kim loại, cao su, vải, gỗ, thuỷ tinh, các loại khác.
- Tại mỗi mặt cắt, tìm kiếm các mảnh rác theo nhóm 1 hoặc 2 người. Để đảm bảo rằng dữ liệu có thể so sánh được giữa các cuộc khảo sát, không quá 2 người có thể thu thập mảnh rác trong một mặt cắt nhất định.
- Phân loại, đếm và ghi dữ liệu: số lượng, trọng lượng và của từng loại rác thải trong danh mục chỉ định. Rác thu gom được đổ lên một mặt phẳng (nếu có nhiều rác có thể đổ từng đợt). Đảm bảo làm từng mặt cắt một để tránh lẫn rác của mặt cắt này sang mặt cắt khác.
Hình 3,4,5: Thu gom, phân loại và cân, đếm (Nguồn: GreenHub)
BƯỚC 5: NHẬP LIỆU, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ VIẾT BÁO CÁO
BƯỚC 6: LẶP LẠI hoạt động này hàng tháng nếu có thể
Về đầy đủ các hướng dẫn thực hiện và biểu mẫu trong phương pháp này, bạn có thể tìm hiểu trên trang web chính thức của Chương trình rác thải biển - Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ.
Phương pháp NOAA là một phương pháp khảo sát rác thải tại bờ biển đơn giản và dễ áp dụng nhằm thu thập thông tin về sự đa dạng và thành phần của rác thải cỡ lớn. Từ năm 2019, phương pháp NOAA đã được ứng dụng tại Việt Nam sau khi điều chỉnh để phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của Việt Nam, mới đây đã được GreenHub phối hợp với IUCN Việt Nam phát triển thành một bộ hướng dẫn tiêu chuẩn về giám sát rác nhựa.
Nguồn tham khảo:
1. Burgess, H.K., Herring C.E., Lippiatt S., Lowe S., & Uhrin A.V. (2021). NOAA Marine Debris Monitoring and Assessment Project Shoreline Survey Guide. NOAA Technical Memorandum NOS OR&R 56. 20 pp. DOI 10.25923/g720-2n18.
2. Lippiatt, S., Opfer, S., and Arthur, C. 2013. Marine Debris Monitoring and Assessment. NOAA Technical Memorandum NOS-OR&R-46.
3. Nally A., Lippiatt S., Nachbar S., Pollack N. (2017). Marine Debris Toolkit for educators. NOAA Marine Debris Program. https://marinedebris.noaa.gov/sites/default/files/publications-files/MarineDebrisMonitoringToolkitForEducators.pdf
(Nguồn: GreenHub)
Bình luận bài viết ({{commentCount ? commentCount : 0}})
{{item.user_name}}
{{item.content}}
{{datetime(item.created_time * 1000, 'DD/MM/YYYY HH:mm:ss')}}
Vui lòng Đăng nhập để viết trả lời của bạn
{{child.admin_reply ? 'Admin' : child.user_name}}
{{child.content}}
Ý kiến của bạn