PLASTIC CLASSIFIGHT

TUẦN LỄ PHÂN LOẠI RÁC THẢI NHỰA

Chiến dịch truyền thông bao gồm hai hoạt động chính: Tuần lễ phân loại rác thải nhựa & Nhật kí Classifight

campaign
down
cloud cloud
about

Giới thiệu chung

Chiến dịch phân loại nhựa, hành động vì một lối sống bền vững - PLASTIC CLASSIFIGHT là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” (Local Solutions for Plastic Pollution - LSPP) được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID. Chiến dịch hướng tới thúc đẩy nhận thức và thay đổi hành vi trong việc sử dụng cũng như thói quen phân loại rác thải nhựa, tái sử dụng nhựa cho lối sống xanh và sự thay đổi bền vững vì môi trường.

image

Hoạt động Online

Diễn ra tại trang Chiến dịch Plastic Classifight, nằm trên website Nhuavasuckhoe.vn

1. Các bạn tham dự đăng ký thông tin.

2. Tiến hành phân loại rác nhựa tại nhà và chụp ảnh thành phẩm.

3. Đăng tải lên website của chiến dịch để nhận giấy chứng nhận điện tử từ Ban tổ chức theo thông tin đã được đăng ký.

image

Hoạt động Offline

Diễn ra tại sảnh D - Học viện Ngoại giao từ ngày 24/04/2023-28/04/2023

1. Tổng hợp rác thải nhựa tại nhà và mang tới điểm thu gom (DAV) để tiến hành nhận diện, phân loại.

2. Check in thành phẩm và đăng tải lên website của chiến dịch để được cấp giấy chứng nhận điện tử theo sự hướng dẫn từ Ban tổ chức.

icon down
HOẠT ĐỘNG CHÍNH
icon
Timeline chiến dịch
leaf
leaf
  • 04/04 - 22/04 Nhận diện 7 loại nhựa
  • 24/04 - 28/04 Tuần lễ phân loại nhựa
  • 30/04 Tái chế/ tái sử dụng các loại nhựa đã phân loại
icon
Hoạt động theo Timeline
  • image

    Nhận diện 7 loại nhựa 04/04 - 22/04

    Nhận diện lớp học nhựa với 7 học sinh: Anh cả (PET), Chị Hai (HDPE), Bé Ba (PVC), Bé Tư (LDPE), Bé Năm (PP), Bé Sáu (PS) và Bé Bảy (Other). Lắng nghe câu chuyện về nhựa và dấu hiệu nhận biết các học sinh nhựa bằng #plasticclassifight trên Facebook và Instagram.

    Nhận diện 7 loại nhựa 04/04 - 22/04

    Nhận diện lớp học nhựa với 7 học sinh: Anh cả (PET), Chị Hai (HDPE), Bé Ba (PVC), Bé Tư (LDPE), Bé Năm (PP), Bé Sáu (PS) và Bé Bảy (Other). Lắng nghe câu chuyện về nhựa và dấu hiệu nhận biết các học sinh nhựa bằng #plasticclassifight trên Facebook và Instagram.

  • image

    Tuần lễ phân loại nhựa 24/04 - 28/04

    Tuần lễ phân loại nhựa 24/04 - 28/04

  • image

    Tái chế/ tái sử dụng các loại nhựa đã phân loại 30/04

    Các loại nhựa sau khi được BTC tiếp nhận sẽ được chuyển tới cơ sở tái chế để tiếp tục làm thành các vật dụng hữu ích.

    Tái chế/ tái sử dụng các loại nhựa đã phân loại 30/04

    Các loại nhựa sau khi được BTC tiếp nhận sẽ được chuyển tới cơ sở tái chế để tiếp tục làm thành các vật dụng hữu ích.

icon
Ảnh đóng góp hợp lệ

Ảnh do cá nhân tự chụp, sáng rõ.

Không giới hạn số ảnh tham gia.

Gửi ảnh cho ban tổ chức Tại đây.

leaf
leaf
icon
Sự kiện phân loại tại Hà Nội
leaf
leaf

Tiến hành nhận diện, phân loại rác nhựa tại nhà, có thể mang tới các thùng phân loại đặt tại sảnh D, Học viện Ngoại giao (24-28/04)

icon
Hướng dẫn tham gia

Bước 1: Truy cập trang Chiến dịch Plastic Classifight để làm quen với 7 học sinh nhựa và đọc kỹ yêu cầu chương trình

Bước 2:  Tiến hành nhận diện, phân loại rác nhựa

- Đối với người tham dự online: Tiến hành nhận diện, phân loại rác nhựa tại nhà

- Đối với người tham dự offline tại Hà Nội: Tiến hành nhận diện, làm sạch và phân loại rác nhựa tại nhà. Sau đó, mang đến các thùng phân loại đặt tại sảnh D, Học viện Ngoại giao (24-28/04). 

Bước 3: Điền thông tin đăng ký tại đây.

Bước 4: Chụp ảnh và đăng tải ảnh thành phẩm để được cấp giấy chứng nhận điện tử theo thông tin đã được đăng ký.

 

Khối lượng rác nhựa đã phân loại sẽ được chuyển tới các đối tác của chiến dịch để thực hiện công đoạn tái chế. 

leaf
leaf
icon
HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI 7 LOẠI NHỰA
  • image

    Anh cả – Nhựa PET (PETE)

    Là loại nhựa được tái chế rộng rãi nhất, tuy nhiên chỉ nên sử dụng một lần. Thường được bắt gặp dưới dạng những chai nước trong suốt như chai nước giải khát, nước khoáng, nước ép trái cây và dầu ăn.
  • image

    Chị Hai – Nhựa HDPE

    Loại nhựa có độ bền tốt nhất trong tất cả các loại nhựa, không thải ra chất độc vào thực phẩm. Xuất hiện trong: bình sữa, nước tẩy rửa, dầu gội đầu, xà phòng giặt, tắm.
  • image

    Bé Ba – Nhựa PVC

    PVC là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại, tính tái chế rất thấp. Xuất hiện trong: khay đựng bánh kẹo, trái cây, bao bì nhựa, bọc thực phẩm.
  • image

    Bé Tư – Nhựa LDPE

    Là loại nhựa an toàn, tuy không dễ tái chế bằng nhựa HDPE. Sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh, chịu nhiệt kém
  • image

    Bé Năm – Nhựa PP

    Thân thiện với môi trường, có thể tái chế. Sử dụng trong hộp đựng thực phẩm, đặc biệt các loại hộp thực phẩm có thể dùng trong lò vi sóng.
  • image

    Bé Sáu – Nhựa PS (Polystyrene)

    Loại nhựa rẻ và nhẹ, có thể sinh ra các chất độc hại nếu tiếp xúc với nhiệt cao, rất khó để tái chế. Thường thấy ở vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic.
  • image

    Bé Bảy – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (Other)

    Là loại nhựa độc hại nhất trong các loại nhựa, rất khó để tái chế. Thường dùng để sản xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất, hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ.
icon down
Câu hỏi thường gặp
  • 1. Ảnh đã đóng góp sẽ được cập nhật ở đâu?
    Ảnh được người tham dự đóng góp sẽ được Ban Tổ Chức lưu trữ, sàng lọc và cập nhật trên website nhuavasuckhoe.vn
  • 2. Theo dõi thông tin về chiến dịch ở đâu?
    Tại website nhuavasuckhoe.vn, fanpage và Instagram GreenHub
  • 3. Tham gia đóng góp ảnh online có được nhận giấy chứng nhận không?
    Người tham gia đóng góp online và offline đều sẽ nhận được giấy chứng nhận điện tử từ BTC sau khi đã đăng ký và đăng tải ảnh đầy đủ.
icon down
Thông tin liên hệ

Ban Tổ chức Chiến dịch phân loại nhựa, hành động vì một lối sống bền vững - PLASTIC CLASSIFIGHT

  • icon
    Email: plasticclassifight@nhuavasuckhoe.vn
  • icon
    Hotline: 0843 275 051 (Ms. Hoai Linh) - 0338 468 349 (Ms. Thao Vy)
  • icon
    Website: https://nhuavasuckhoe.vn
  • icon
    Fanpage: https://www.facebook.com/GreenHub.org.vn
leaf
leaf
logo

BẠN CÓ CÂU HỎI CHO CHÚNG TÔI?